Vietvet - Phát triển chăn nuôi thú y Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vietvet - nơi chia sẻ, giao lưu, hỏi đáp, tư vấn, cung cấp trao đổi các tài liệu, kinh nghiệm thực tế và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nguyên nhân và điều trị gà cắn mổ nhau

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Phát triển Chăn nuôi Thú y Việt Nam
Phát triển Chăn nuôi Thú y Việt Nam
Admin


Posts : 113
Points : 291
Join date : 21/02/2017
Age : 32
Location : Việt Nam

Nguyên nhân và điều trị gà cắn mổ nhau Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyên nhân và điều trị gà cắn mổ nhau   Nguyên nhân và điều trị gà cắn mổ nhau I_icon_minitimeFri Feb 24, 2017 4:52 pm

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ GÀ CẮN MỔ NHAU

Mổ cắn nhau là một tật xấu của gà dựa trên bản năng sẵn có của loài gà dưới tác động thúc đẩy của nhiều nguyên nhân để trở thành bệnh. Bệnh có tên khoa học là Canibalism Avium và gây tác động xấu đến hiệu quả chăn nuôi thiệt hại về đầu con, kích thích thần kinh vận động, giảm năng xuất vật nuôi… bệnh hoàn toàn khắc phục được.

1. Nguyên nhân bệnh mổ cắn lẫn nhau (Canibalims).

Mật độ gà quá đông trên 1m2.

Thức ăn mất cân bằng đạm, xơ, axit amin và các chất béo, vitamin, nguyên tố vi lượng …

Ánh sáng quá cường độ cần thiết.

Gà để quá đói và khát quá trong thời gian dài.

Thời tiết thay đổi đột ngột, đặt biệt là quá nóng bức.

Nhiệt độ trong chuồng lên cao, thông thoáng kém, nhiều khí độc NH3, CO2, H2S…

Bản năng của gà là hay canh bới, mổ cắn lung tung. Khi có một con gà nào đó thấy có điều gì khác lạ nhất là trứng dính máu thì lập tức nó đến mổ và các con khác mổ theo. Con bị mổ không có điều kiện trốn chạy hoặc không đủ sức chống lại số đông nên lúc đầu bị thương sau lòi cả ruột và nội tạng do đó bị kiệt sức và chết.

2. Biểu hiện lâm sàng bệnh Canibalism.

Lông gà xơ xác, nhiều con bị nhổ trụi lông.

Gà thiếu chất nên hay ăn lông, ăn chất độn, háu ăn rau, ăn vôi vữa …

Khi con khác bài tiết hay đang đẻ thì những gà khác tìm mọi cách để mổ vào hậu môn, nếu trứng quá to gà phải rặn đẻ, khi đó niêm mạc cơ hậu môn màu đỏ bị lồi ra cộng với một số mao mạch, mao quản bị đứt rỉ máu hoặc dính trên vỏ trứng thì lập tức gà hùa nhau cắn mổ rách cả niêm mạc hậu môn, thậm chí rách cả ống dẫn trứng gây chảy máu nặng và nếu như con bị mổ không tìm được chỗ trốn thì sẽ bị những gà khác lôi cả ruột ra ngoài để ăn và gà bị mổ sẽ bị chết tươi ngay tức thì.

Khi có một trường hợp như mô tả ở trên xảy ra thì lập tức tính xấu đó thành thói quen của nhiều gà từng tham gia mổ và lan nhanh ra cả bầy gây thiệt hại đáng tiếc cho người chăn nuôi.

3. Chẩn đoán bệnh Canibalism.

Bệnh rất dễ chẩn đoán khi thấy gà xơ xác không mượt mà bóng bẩy, nhiều gà bị trụi lông, gà hay ăn lông, chất độn, vôi gạch, tường, chuồng hay rỉa lẫn nhau và có gà chết do mổ cắn như mô tả ở phần trên.

4. Điều trị bệnh cắn mổ nhau.

Để tránh thiệt hại do cắn mổ gây tử vong chúng ta phải theo dõi bắt được ngay gà hay bị mổ nhốt riêng, cắt mỏ.

Những gà bị mổ có vết thương cũng phải được cách ly, được bôi xanh Methylen hoặc mực xanh lên vết thương.

Giảm cường độ ánh sáng

Giảm mật độ gà trên 1m2.

Khẩn trương bổ xung vitamin, xơ và khoáng vi lượng: T.Stimulan, Mix con, Mix đẻ, Vinamix 200, stress Bran …

Một trong các thuốc kể trên chúng ta dùng bổ sung thêm 1% trong khẩu phần thức ăn hàng ngày và kéo dài từ 2 – 4 tuần liên tục. Nếu gà đẻ thì kéo dài hơn nữa càng tốt để không những bù đắp sự thiếu hụt Vitamin, nguyên tố vi lượng mà còn tăng năng xuất trứng. Nếu có điều kiện thì cho ăn thêm rau xanh hoặc bột có vôi, bột rau lang, bột cây họ đậu, bột cỏ…

Phòng bệnh Canibalism.

Cho gà ăn uống đầy đủ, không được để đói hoặc khát quá.

Thức ăn phải đảm bảo và cân đối về đạm, năng lượng, xơ, chất béo, các vitamin và nguyên tố vi lượng

Mật độ, ánh sáng phải phù hợp với lứa tuổi, trọng lượng và hướng chăn nuôi gà …

Chuồng trại luôn phải luôn khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh gió lùa nhưng phải thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mủa hè, hạn chế tối đa sự lưu cữu khí độc…

Trong chuồng gà (nếu nuôi nền) nên có một số chậu cát khô, sỏi đá nhỏ để ở các góc chuồng cho những gà có nhu cầu

Thân chào.[/left]

Về Đầu Trang Go down
https://vietvet.forumvi.com
 
Nguyên nhân và điều trị gà cắn mổ nhau
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyên nhân lợn con chết khi sinh
» Heo cắn đuôi nhau
» Sách truyền tinh nhân tạo cho bò
» Tập ảnh màu về bệnh gia súc
» Điều trị vết thương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vietvet - Phát triển chăn nuôi thú y Việt Nam :: Tài liệu chăn nuôi thú y miễn phí :: Gà, vịt-
Chuyển đến